Phân phát lại ruộng đất Cải_cách_ruộng_đất_tại_Trung_Quốc

Ruộng đất từng thuộc về các điền chủ được biến thành tài sản tập thể, dẫn đến việc thành lập các “hợp tác xã nông nghiệp”.[31] Vào giữa thập niên 50, trong lúc Đại nhảy vọt nổi lên có cải cách ruộng đất thứ hai ép buộc những nông dân cầy cấy riêng tham gia các hợp tác xã, tạo thành các công xã nhân dân có quyền quản lý tài sản theo nguyên tắc phân phát đồng đều. Chính sách này nói chung thất bại[32] và bị bỏ vào năm 1962. Kết quả là quyền sở hữu tư liệu sản xuất cơ bản được trao cho ba cấp, có quyền sở hữu ruộng đất thuộc về đội sản xuất.

Quyền sở hữu ruộng cày trước cải cách ở Trung Quốc[33][lower-alpha 1]

Phân loạiSố hộ

(10,000)

Tỷ lệ hộ

(%)

Dân số

(10,000)

Tỷ lệ dân số

(%)

Đất cày

(10,000 mẫu Trung Quốc)

Tỷ lệ đất cày

(%)

Diện tích đất cày trung bình

(mẫu Trung Quốc)

Diện tích đất cày theo đầu người

(mẫu Trung Quốc)

Bần nông606257.442412352.372150314.283.550.89
Trung nông308129.201526033.134657730.9415.123.05
Phú nông3253.0821444.662056613.6663.249.59
Điền chủ4003.7921884.755758838.26144.1126.32
Người khác6866.4923445.0943002.866.271.83
Tổng cộng10554100.0046059100.00150534100.0014.263.27

Quyền sở hữu ruộng cày sau cải cách ở Trung Quốc[33][lower-alpha 2]

Phân loạiSố hộ

(%)

Dân số

(%)

Đất cày

(%)

Diện tích đất cày theo đầu người

(mẫu Trung Quốc)

Bần nông54.552.247.112.5
Trung nông39.339.944.319.0
Phú nông3.15.36.425.1
Điền chủ2.42.62.212.2
Người khác0.7------
Tổng cộng100.00100.00100.0015.3

Ảnh hưởng kinh tế

Một trang trại tập thể của công xã nhân dân.

Sử gia Walter Scheidel viết rằng sự hung bạo của phong trào cải cách ruộng đất đã giảm đáng kể sự bất bình đẳng kinh tế. Ông đưa ra làng Trường Trang Thôn làm bằng cớ:

Ở làng Trường Trang Thôn tại miền bắc Trung Quốc là vùng được khá cải cách, phần lớn các “điền chủ” và “phú nông” hoặc mất hết ruộng đất và thường mất luôn mạng sống, hoặc đã chạy trốn. Mọi nông dân từng không có đất đều được phát đất; hạng nông dân không có đất tan biến. Kết quả là “nông dân trung lưu”, bấy giờ chiếm 90% dân số làng, sở hữu 90,8% ruộng đất. Đó là sự bình đẳng hoàn hảo nhất có thể vậy.[34]

Năm 1958, chế độ tư hữu bị bỏ đi, hộ trên cả Trung Quốc đều tổ chức thành các công xã nhân dân do nhà nước quản lý. Công xã được lệnh sản xuất nhiều ngũ cốc hơn cho dân trong thành phố và dùng xuất khẩu kiếm ngoại tệ.

Đại nhảy vọt

Vào Đại nhảy vọt, chính phủ cưỡng mua ngũ cốc theo giá cố định để tích trữ cứu đói và thực hiện đầy đủ các hiệp định thương mại với Liên Xô. Tổng cộng thuế và các lần cưỡng mua chiếm 30% mùa màng vào năm 1957, để lại rất ít phần dư thừa.[35]

Từ năm 1958 đến năm 1960, Trung Quốc tiếp tục ròng xuất khẩu đáng kể ngũ cốc, bất chấp nạn đói hoành hành ở vùng nông thôn, vì Mao muốn giữ thể diện và thuyết phục các nước ngoài rằng kế hoạch của ông thành công. Chính phủ quyết không tiếp nhận viện trợ nước ngoài: khi Nhật Bản xin Ngoại trưởng Trần Nghị được ngầm chuyên chở 100.000 tấn lúa mì đến Trung Quốc, Trần Nghị nói không. Hoa Kỳ cũng biết là Trung Quốc đang xuất khẩu lương thực sang châu Phi và Cuba đương lúc trong nước còn đói kém và nói rằng “chúng tôi không được Trung Cộng đánh hiệu rằng họ sẽ tiếp nhận bất cứ thực phẩm nào.”[36] Sản lượng giảm nhiều đến mức ngay ở khu vực thành thị khẩu phần cũng vơi đi nhiều, song chính nông thôn là vùng đói kém lớn, nơi mà nông dân còn rất ít ngũ cốc để ăn do số liệu thống kê về sản lượng bị thổi phồng quá mức.